BẠT LÓT HỒ TÔM

 Phương án lót bạt HDPE được ưu tiên hơn trong các dự án nuôi trồng thủy sản hiện nay, đặc biệt là trong nuôi tôm. Nhờ vảo các ưu điểm vượt trội khi giúp chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề xử lý nước, cải tạo ao tôm, ngăn phèn, tạo môi trường nuôi hợp vệ sinh, hạn chế rủi ro bệnh tật ở tôm nuôi.

giá bạt lót hồ nuôi tôm
Thi công hồ tôm

So với các vật liệu bạt lót hồ tôm khác như PVC và cao su EPDM, thì bạt HDPE không chỉ có tính ứng dụng cao mà còn có mức giá hợp lý hơn. Giải quyết vấn đề về kinh phí cho các hộ gia đình nuôi tôm trong ý định triển khai nuôi trồng tôm trên diện rộng.

Chuẩn loại bạt HDPE lót hồ nuôi tôm

Tương ứng với độ dày bạt khác nhau, chúng ta sẽ có các thông số về cường độ chịu kéo, cường độ kháng thủng, kháng xé của bạt khác nhau. Thông số này sẽ là nền tảng để đánh giá tuổi thọ của sản phẩm. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư nuôi tôm. Cụ thể, với loại bạt lót hồ tôm có độ dày thấp như 0.3mm sẽ rẻ hơn so với bạt 0.5mm.

Dùng làm bạt lót hồ nuôi tôm chỉ là một trong những ứng dụng của màng HDPE. Thực tế loại vật liệu này được ứng dụng rất nhiều trong nhiều loại hình công trình xây dựng. Vì vậy mà chuẩn loại và độ dày của màng cũng rất đa dạng. Từ 0.3mm đến 3mm. Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết Màng chống thấm HDPE – Ứng dụng màng HDPE trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, với mục đích lót hồ nuôi tôm thì các độ dày được sử dụng phổ biến nhất là 0.3mm, 0.5mm, 0.75mm, 1mm.

giá bạt lót hồ nuôi tôm
Lựa chọn loại bạt có độ dày phù hợp cho công trình.

Việc lựa chọn loại bạt lót hồ nuôi tôm có độ dày thế nào không chỉ phụ thuộc vào ngân sách đầu tư, mà còn phụ thuộc vào địa chất khu vực nuôi tôm. Như khu vực đất có nhiều vật cản, vỏ sò, vỏ ốc sắt nhọn dễ làm rách bạt, thì việc sử dụng bạt quá mỏng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bạt dễ rách, ảnh hưởng chất lượng nguồn nước nuôi.

Nhận xét